Các dòng Soundcard phòng thu được ưa chuộng ở Việt Nam hiện nay


I. Giới thiệu về Soundcard 1. Sound card là gì? 2. Chức năng của Sound Card 3. Các loại Sound Card: Onboard và Sound Card rời
3.1 Onboard

3.2 Sound Card rời
II. Tính năng của Soundcard trong thu âm
1. Vai trò của Soundcard trong thu âm
2. Cách Soundcard giúp nâng cao chất lượng âm thanh
III. Sự khác biệt về chức năng giữa các loại Soundcard 
IV. Thương hiệu Soundcard phổ biến và cửa hàng bán hàng uy tín
1. Focusrite đến từ UK (có thể xem là top 1 trong những thương hiệu yêu thích nhất và bán chạy nhất tại Việt Nam)
2. Audient 
3. M-Audio
4. Tascam
5. Roland
6. Zoom
V. Hướng dẫn kết nối các thiết bị với Soundcard
VI. Bạn nên chọn loại SoundCard nào để phù hợp với nhu cầu và tầm tiền mà bạn nên biết

1. Xác định nhu cầu
2. Xác định ngân sách của bạn
3. Thương hiệu và đánh giá của từng dòng Soundcard
4. Việc chọn cổng kết nối và tương thích cũng cực kỳ quan trọng


I. Giới thiệu về Soundcard

1. Soundcard là gì?

Được biết đến là card âm thanh, có chức năng chính đó là chuyển đổi tín hiệu số thành âm thanh giúp chúng ta có thể nghe thấy được. Hoặc đơn giản hơn thì đây chính là thiết bị truyền âm thanh từ microphone vào máy tính của bạn.

2. Chức năng của Soundcard

Có nhiều loại Soundcard như Onboard (tích hợp trong mainboard máy tính, PC).Sound Card rời cũng giống như chuột hay bàn phím vì nó là một thiết bị riêng biệt, không còn tích hợp trong mainboard nữa. Với loại card này bạn sẽ có đa dạng sự lựa chọn về mẫu mã, giá thành, chất lượng.... Nhìn chung thì SoundCard có đa dạng cổng cho bạn kết nối với máy tính như đầu USB, Ethernet hoặc Bluetooth.

3. Các loại Soundcard: Onboard và Soundcard rời

3.1 Onboard

Onboard Sound (âm thanh tích hợp): là hệ thống âm thanh được tích hợp trên mainboard máy tính. Mặc dù chất lượng không bằng Soundcard rời, nhưng vẫn đáp ứng đủ nhu cầu nghe nhạc, xem phim, chơi game, đồng thời tiết kiệm không gian và chi phí khi không cần mua soundcard rời.


3.2 Soundcard rời

Soundcard rời (External Sound Card): Soundcard rời, kết nối qua cổng PCI hoặc USB, mang lại chất lượng âm thanh cao hơn onboard sound nhờ thiết kế chuyên dụng và các thành phần xử lý âm thanh riêng biệt. Thường dùng cho studio, DJ, nhạc sĩ, game thủ muốn âm thanh tốt nhất.


II. Tính năng của Soundcard trong thu âm

1. Vai trò của Soundcard trong thu âm

Với phần giới thiệu cơ bản như trên thì có thể thấy rằng, Soundcard là 1 phần quan trọng không thể thiếu của một bộ phòng thu âm cơ bản đến nâng cao, là trung gian kết nối toàn bộ các thiết bị đầu vào và đầu ra. Soundcard sẽ dẫn truyền tín hiệu tốt nhất, đạt mong muốn của người dùng về chất lượng âm thanh tuyệt đối, đáp ứng sự đòi hỏi cao về dải tần, độ chi tiết sản phẩm âm nhạc.


2. Cách Soundcard giúp nâng cao chất lượng âm thanh

Nếu bạn là người yêu nhạc, DJ, người làm việc tại studio hoặc game thủ muốn tận hưởng âm thanh chân thực, Soundcard chính là lựa chọn không thể thiếu. Thông qua cải tiến về công nghệ và kiến trúc, Soundcard không chỉ tăng cường chất lượng âm thanh, mà còn giúp tạo ra không gian âm thanh ấn tượng, giúp bạn “TẬN HƯỞNG” và sống động hơn với âm nhạc cũng như các hiệu ứng âm thanh trong game.



Soundcard, chìa khóa vạn năng để mở cánh cửa đến thế giới âm thanh chất lượng cao. Đừng ngần ngại, hãy khám phá và trải nghiệm sự thay đổi mà Soundcard mang lại cho hệ thống âm thanh của bạn ngay hôm nay.

III. Sự khác biệt về chức năng giữa các loại Soundcard 

Để hiểu hơn và nắm rõ tất cả các loại Soundcard có trên thị trường, các bạn cùng thông qua bảng chi tiết sau đây:

Các loại Soundcard 
Soundcard
Ghi Âm
Soundcard
Chơi Game 
Soundcard
Đa Năng
Soundcard
Di Động 
Chức năng  Đây là loại Soundcard được thiết kế để phục vụ cho việc ghi âm chất lượng cao. Soundcard ghi âm thường có khả năng chống nhiễu, khả năng tương thích với nhiều loại micro và hỗ trợ đầy đủ các cổng kết nối âm thanh khác nhau. Loại Soundcard này thường được sử dụng trong studio ghi âm hoặc bởi các nghệ sĩ, DJ Loại Soundcard này được tối ưu cho việc cung cấp âm thanh chất lượng cao khi chơi game, với khả năng tái tạo không gian âm thanh 3D, giúp người chơi cảm nhận được âm thanh từ mọi hướng. Soundcard chơi game cũng thường hỗ trợ âm thanh vòm (surround sound), tạo ra trải nghiệm chơi game đắm chìm hơn  Đây là loại Soundcard có chức năng tổng hợp, có thể ghi âm, phát âm thanh, và thậm chí có thể làm việc như một bộ điều khiển MIDI (Musical Instrument Digital Interface) để điều khiển các thiết bị nhạc cụ số. Soundcard đa năng thường có nhiều cổng kết nối khác nhau và có thể tương thích với nhiều loại thiết bị.

Đây là loại soundcard nhỏ gọn, có thể kết nối với máy tính qua cổng USB hoặc không dây. Soundcard di động thích hợp cho những người cần di chuyển nhiều, như DJ, nhạc sĩ thường xuyên biểu diễn.

 Ứng dụng Thường được dùng trong phòng thu âm chuyên nghiệp, nơi mà việc ghi lại âm thanh chất lượng cao là yêu cầu quan trọng. Nó cũng thích hợp cho các nghệ sĩ và DJ muốn ghi âm các bản mix của mình với chất lượng tốt nhất. Soundcard ghi âm cũng có thể được sử dụng trong các ứng dụng truyền thông, như podcasting hay phát thanh trực tuyến 
Soundcard này thích hợp cho các game thủ muốn trải nghiệm âm thanh chất lượng cao khi chơi game. Các hiệu ứng âm thanh 3D và âm thanh vòm từ Soundcard này sẽ giúp người chơi cảm thấy như mình đang thực sự ở trong thế giới game.
 
Soundcard đa năng rất linh hoạt và có thể ứng dụng trong nhiều tình huống. Nó có thể được sử dụng trong studio nhạc để ghi âm, mix nhạc, và điều khiển các thiết bị nhạc cụ số thông qua giao thức MIDI. Đối với những người muốn có một hệ thống âm thanh tại gia tốt, Soundcard đa năng cũng là một lựa chọn tốt.  Soundcard di động phù hợp cho những người cần di chuyển nhiều, như DJ và nhạc sĩ biểu diễn. Nó cũng có thể được sử dụng bởi những người thường xuyên đi công tác và muốn có âm thanh chất lượng tốt trên máy tính xách tay của mình. 

Như vậy thông qua bảng về các loại Soundcard phía trên từng dòng Soundcard sẽ phục vụ nhu cầu và môi trường sử dụng khác nhau, bạn có thể chọn cho mình một loại Soundcard phù hợp để tận dụng tối đa công nghệ âm thanh mà Soundcard mang lại nhé.

IV. Thương hiệu Soundcard phổ biến và cửa hàng bán hàng uy tín

Ở đây, chúng ta sẽ không kể đến các dòng Soundcard thương hiệu thường đến từ Trung Quốc có effect dùng livestream có trên thị trường hiện nay như XOX, K300, Oris, Upod v.v.... các dòng Soundcard đơn giản có thể cắm kết nối với các micro 5V, dynamic dùng hát live, karaoke, cũng đáp ứng tín hiệu đầu ra và vào cho loa hoặc tai nghe. 

Nhưng sẽ không được đưa vào phân khúc Soundcard phòng thu, vì chất lượng và các tính năng thấp không đạt chuẩn của một bản thu tốt.

Các hãng Soundcard được ưa chuộng bán chạy hiện nay Thông Audio sẽ giới thiệu cho các bạn.


1. Focusrite đến từ UK (có thể xem là top 1 trong những thương hiệu yêu thích nhất và bán chạy nhất tại Việt Nam)

Focusrite Soundcard là một thương hiệu nổi tiếng về thiết bị âm thanh chuyên nghiệp. Họ sản xuất và phân phối card âm thanh và interface âm thanh cao cấp. Sản phẩm của Focusrite Soundcard được ưa chuộng trong ngành âm nhạc và ghi âm. Thương hiệu này thành lập từ năm 1985 tại Anh và đã phát triển các dòng sản phẩm như Scarlett, Clarett và RedNet, đáp ứng nhu cầu của người dùng với chất lượng âm thanh tuyệt vời.

2. Audient 

Là 1 một công ty công cấp Soundcard đến từ Anh Quốc. Cung cấp soundcard chất lượng cho nghệ sĩ, kỹ thuật viên âm thanh, DJ và người dùng cao cấp. Sản phẩm vững chắc, xử lý âm thanh chuyên nghiệp, tương thích với nhiều phần mềm, phần cứng và cung cấp nhiều cổng kết nối như XLR, 1/4 inch, MIDI, USB. Công nghệ preamp microphone cao cấp giúp thu âm chi tiết, ít nhiễu, phục vụ ghi âm chất lượng cao cho nghệ sĩ và studio.


3. M-Audio

M-Audio, thương hiệu SoundCard từ Hoa Kỳ, nổi tiếng với chất lượng âm thanh tốt, giá cả hợp lý, phù hợp với nghệ sĩ, DJ và ngành công nghiệp âm nhạc. SoundCard M-Audio mang âm thanh rõ ràng, mạnh mẽ, tương thích nhiều hệ điều hành, phần mềm thu âm, hỗ trợ xử lý MIDI, âm thanh surround và kết nối qua USB, FireWire, Thunderbolt. Với thiết kế nhỏ gọn, dễ di chuyển, lắp đặt, chúng thích hợp cho thu âm di động hoặc không gian làm việc hạn chế.



4. Tascam

Là 1 thương hiệu Soundcard đến từ Nhật Bản, Soundcard Tascam cung cấp nhiều tính năng giúp nâng cao chất lượng âm thanh và hỗ trợ quá trình thu âm của bạn.

Các soundcard Tascam có thiết kế bền bỉ và chất lượng xử lý âm thanh tốt, với độ nhiễu thấp và độ trung thực cao. Chúng thường được trang bị preamp microphone chất lượng cao và các cổng kết nối đa dạng như XLR, 1/4 inch, MIDI và USB.

Một số model của Soundcard Tascam còn có khả năng xử lý âm thanh nhiều kênh, đặc biệt hữu ích cho việc thu âm đa kênh hoặc tạo ra âm thanh vòm. Ngoài ra, chúng còn có khả năng tương thích rộng rãi với các hệ điều hành và phần mềm thu âm phổ biến.


5. Roland

Là 1 thương hiệu SoundCard đến từ đất nước mặt trời mọc, Có thiết kế nhường như rất giống với Tascam tuy nhiên Roland được nâng có khả năng tương thích với nhiều hệ điều hành và phần mềm thu âm, giúp bạn dễ dàng tích hợp chúng vào quá trình làm việc của mình.

Đối với những người làm việc trong ngành âm nhạc chuyên nghiệp, các soundcard Roland có thể cung cấp các tính năng nâng cao như xử lý âm thanh nhiều kênh, thu âm đa track, và hỗ trợ các giao thức kết nối hiện đại như Thunderbolt.


6. Zoom

Có thể nói các dòng Soundcard nổi tiếng hiện nay điều được sản xuất tại Nhật Bản và Zoom không phải là trường hợp ngoài lệ. Soundcard Zoom được thiết kế để tối ưu hóa chất lượng âm thanh và hỗ trợ quá trình thu âm.

Các soundcard Zoom thường có chất lượng xử lý âm thanh cao, với độ trung thực âm thanh tốt, độ nhiễu thấp và tín hiệu âm thanh mạnh mẽ. Nhiều model cung cấp các cổng kết nối đa dạng, bao gồm XLR, 1/4 inch, MIDI và USB, cho phép kết nối với nhiều loại thiết bị âm thanh khác nhau.

Soundcard Zoom cũng tương thích với nhiều hệ điều hành và phần mềm thu âm phổ biến, giúp dễ dàng tích hợp vào quá trình làm việc. Ngoài ra, một số model còn có các tính năng nâng cao như khả năng xử lý âm thanh nhiều kênh, hỗ trợ âm thanh vòm, và khả năng điều chỉnh chi tiết các tham số âm thanh.

Các hãng trên không chỉ nổi tiếng về các dòng Soundcard mà còn về thiết bị phòng thu như Micro, Tai nghe kiểm âm, Loa kiểm âm, Preamp.


V. Hướng dẫn kết nối các thiết bị với Soundcard

Cho dù thiết kế Soundcard mỗi hãng có khác nhau thì các cách nối cơ bản là giống nhau, mỗi Soundcard đều có cổng mic In là cổng XLR (hay còn gọi là Canon, cổng 3 chân), có cổng kết nối tai nghe kiểm âm 6ly, cổng kết nối loa, có Soundcard còn có cổng Midi.

Soundcard kết hợp thêm Preamp, khuếch đại âm thanh.

Với số lượng cổng in/out khác nhau, có thêm nhiều tính năng khác nhau thì giá tiền sẽ chênh lệch cũng khá cao.



Tuy nhiên, đối với các Soundcard chuyên nghiệp đòi hỏi người dùng cần nghiên cứu thêm về kỹ thuật, cách sử dụng để tận dụng tối đa chức năng của 1 chiếc Soundcard, tránh lãng phí tiền bạc nếu mua Soundcard quá mắc tiền nhưng không hiểu hết về nó cũng không có nhu cầu sử dụng các tính năng đó.

VI. Bạn nên chọn loại SoundCard nào để phù hợp với nhu cầu và tầm tiền mà bạn nên biết

Việc chọn được SoundCard phù hợp là điều cực kỳ quan trọng việc chọn đúng sẽ giúp bạn tối ưu và nâng cao khả năng làm việc của mình, Thông Audio sẽ cùng  các bạn phân tích các yếu tố “cần” và “có” để chọn SoundCard phù hợp nhất nhé.

1. Xác định nhu cầu

Bạn cần Soundcard cho mục đích gì? Đơn giản là nghe nhạc, xem phim, chơi game hay cho việc thu âm chuyên nghiệp? Đối với việc nghe nhạc, xem phim, chơi game, các Soundcard onboard trên máy tính cá nhân thường đủ sử dụng. Nhưng nếu bạn là một nghệ sĩ hoặc làm việc trong lĩnh vực liên quan đến âm thanh, bạn có thể cần một Soundcard rời chuyên nghiệp.

2. Xác định ngân sách của bạn

Soundcard có một phạm vi giá rất rộng, từ những mẫu giá rẻ cho người dùng thông thường đến những mẫu chuyên nghiệp có giá cao. Đặt một ngân sách cụ thể sẽ giúp bạn hạn chế lựa chọn và tìm kiếm một sản phẩm phù hợp với túi tiền của mình.


3. Thương hiệu và đánh giá của từng dòng Soundcard

Việc đọc các đánh giá từ người dùng và chuyên gia có thể giúp bạn có cái nhìn tổng quát về chất lượng và hiệu năng của Soundcard. Các thương hiệu uy tín mà chúng ta đã tìm hiểu phía trên như Audient, M-Audio, Tascam, Roland, và Zoom thường sản xuất các sản phẩm chất lượng cao.


4. Việc chọn cổng kết nối và tương thích cũng cực kỳ quan trọng

Đảm bảo rằng soundcard của bạn tương thích với hệ thống hiện tại của bạn, bao gồm hệ điều hành, phần cứng, và phần mềm. Ngoài ra, cũng xem xét các cổng kết nối mà soundcard cung cấp, như XLR, 1/4 inch, MIDI, và USB, để đảm bảo rằng nó có thể kết nối với các thiết bị khác của bạn.


Và cuối cùng sự lựa chọn luôn nằm ở phía bạn, những thông tin được Thông Audio việc đưa ra chỉ giúp bạn tham khảo để chọn cho mình sản phẩm Soundcard tốt nhất, và nên tìm hiểu kỹ từng dòng Soundcard để lựa chọn cho mình không phải hối hận khi đã chọn nhé! 


Các bài viết khác

Icon-Zalo Call us Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Shopee Shopee