Phân biệt giữa Micro Condenser USB và Micro Condenser XLR kết hợp Audio Interface dành cho phòng thu âm cá nhân


Bài viết Thông Audio về cách Phân biệt Micro Condenser USB và Micro Condenser XLR kết hợp Audio Interface dành cho phòng thu âm cá nhân, ưu điểm và khuyết điểm khi sử dụng micro usb và xlr, giúp cho khách hàng có thể chọn đúng nhu cầu và định hướng xây dựng phòng cũng như tiết kiệm chi phí hiệu quả nhất.

Khi bắt đầu quyết định mua Micro thu âm, bạn phân vân quá nhiều giữa các dòng micro vì quá nhiều sự lựa chọn từ các thương hiệu khác nhau, nhiều tính năng, cách sử dụng khác nhau. Câu hỏi thường được đặt ra nhiều nhất của khách hàng Thông Audio là nên chọn dòng Micro USB hay XLR kết hợp Soundcard. 

Trong bài viết này, THÔNG AUDIO sẽ so sánh hai dòng micro cùng thương hiệu đó là Micro Audio Technica AT2020USB+AT2020 kết hợp soundcard Focusrite Scarlett 4i4 (gen.3), dòng micro quốc dân, được ưa chuộng sử dụng rộng rãi không chỉ riêng Việt Nam mà còn trên thế giới vì giá trị thương hiệu cũng như chất lượng sản phẩm tuyệt vời (sản phẩm audio technica rất hiếm khi bị lỗi và bảo hành). Bài viết sẽ giúp người mua hiểu rõ hơn những ưu và khuyết điểm của cả 2 dòng sản phẩm, từ đó đưa ra quyết định chính xác phù hợp với tiêu chí của mình.

Khách cũng thường hay nhờ shop so sánh giữa 2 thương hiệu khác nhau với giá tiền khác nhau thì khó khăn hơn trong việc so sánh, vì chất âm và công nghệ giữa các hãng sẽ khác nhau. Tùy vào điều kiện tài chính của khách mà shop sẽ tư vấn sản phẩm phù hợp với túi tiền cũng như nhu cầu của khách.

1. Đối với Micro Audio Technica AT2020USB+: 
Điểm khác biệt lớn nhất là Micro condenser USB sẽ gắn trực tiếp vào máy tính, laptop thẳng qua cổng USB, sử dụng cực đơn giản với 1 bước lắp. Cổng USB được mặc định là soundcard nội của máy tính, sẽ chiếm quyền audio của máy, khi này bạn có thể sử dụng jack cắm tai nghe của mic là cổng out, trên thân micro usb sẽ có nút điều chỉnh âm lượng.










Tuy nhiên, cũng có một số Micro USB được hãng thiết kế kết hợp luôn cổng USB, XLR hoặc cổng type C cho điện thoại (ví dụ như micro audio technica 2100x, Samson Q2U, Blue Yeti Pro....) tham khảo link tại đây https://microthuam.com/loai-san-pham/45/micro-dung-cong-usb, shop sẽ viết công dụng của các dòng micro này trong bài viết khác.

👍👍👍Ưu điểm của Micro USB:
- Cách kết nối đơn giản, không rườm rà.
- Một micro USB có thể có giá đắt hơn so với 1 micro XLR nhưng Micro USB sẽ không mua thêm Thiết bị rời nên nếu tính về tính kinh tế thì micro USB vẫn rẻ hơn. - Giá tương đối rẻ hơn, tiết kiệm chi phí nếu nhu cầu sử dụng của bạn chỉ đơn giản, giá micro USB chỉ từ khoảng 1 triệu đồng trở lên. 
Tham khảo bài viết về các sản phẩm Micro USB: https://microthuam.com/chi-tiet-tin/5053/cac-bo-micro-danh-cho-podcast-duoc-ua-chuong-hien-nay
- Trong bộ có sẵn chân, giá đỡ, túi đựng, tính tiện lợi cao, gọn nhẹ, dễ di chuyển, kết nối mọi lúc mọi nơi.

👎Nhược điểm của Micro USB:

  • - Không nâng cấp lên được khi kết hợp với các thiết bị rời như soudcard, Mixer, Preamp. Những thiết bị đó giúp trong quá trình thu âm, giúp tín hiệu âm thanh rõ nét, lọc ồn, đạt tần số người dùng mong muốn  
  • - Tín hiệu chỉ cố định in/out phụ thuộc trên Micro. 
  • - Xử lý tín hiệu âm thanh chỉ đạt 16bit, tần số 48kHz là tối đa, không phù hợp nếu muốn dùng cho phòng thu chuyên nghiệp, sáng tác nhạc

Hiện giá thị trường của Micro Audio Technica AT2020 USB+ là 4.390.000. Giá sale để đẩy hết các dòng mẫu cũ, dành cho mẫu mới ra đời là AT2020USB-X chất lượng tương đương nhưng thiết kế gọn gàng hơn, có thêm cổng type C kết nối điện thoại.

2. Đối với Micro Audio Technica AT2020 kết hợp Soundcard Focusrite Scatlett 4i4 (gen.3): 


- Bộ sản phẩm đang có giá là 8.990.0000đ, tặng kèm chân đỡ micro, bọc micro và dây kết nối tại THÔNG AUDIO. Tuy nhiên bạn có thể chọn Soundcard Focusrite Solo gen.3 hoặc 2i2 gen.3, bộ combo sẽ rẻ hơn so với soundcard 4i4 gen.3.

🎙🎙🎙Micro thu âm Audio Technica AT2020 có chất lượng chuyên nghiệp, chất âm trong sạch, phù hợp cho tất cả các kiểu phòng thu, livestream, talk show, poscasting.
Micro Condenser AT2020 được cấu tạo với màng thu có đường kính 16mm , nhờ điều này mà AT2020 đáp ứng tốt khi thu giọng ca và nhạc cụ. Mang lại âm thanh tự nhiên trung thực, chất âm sáng và chi tiết .
Đặc điểm kỹ thuật:
  • - Màu: Đen
  • - Tần số đáp ứng: 20Hz-20kHz 
  • - Độ nhạy:-37dB (0dB = 1V/Pa tại 1kHz) 
  • - Trở kháng đầu ra: 100 ohms
  • - Điện trở tải: ≥1000Ω
  • - Tiếng ồn: 20dB 
  • - Mức áp lực âm thanh đầu vào tối đa: 144 dB (tại 1KHz ≤ 1% T.H.D) 
  • - Dải động: 74 dB, 1 kHz tại 1 Pa 
  • - Kích thước : 52mm x 162mm ( chiều rộng x chiều dài)
  • - Trọng lượng: 345 g



 MICRO AT2020
là micro quốc dân, đang được sử dụng rất nhiều tại Việt Nam vì giá thành phải chăng cũng như vẻ ngoài dễ nhìn của nó.



Souncard Thu Âm Focusrite 4i4 (Gen.3) thuộc 1 trong các sản phẩm của thế hệ 3 Focusrite bên cạnh các sản phẩm cơ bản như Soundcard SOLO, Focusrite 2i2 và các dòng cao cấp nhiều cổng khác như 8i6, 18i8, 18i20 thì Focusrite 4i4 thuộc tầm trung bình có 4 cổng in/ 4 out, có cổng midi và kết nối qua máy tính bằng usb.



👍 ƯU ĐIỂM KHI DÙNG MICRO XLR + SOUNDCARD RỜI:
⭕ 
Với soundcard rời bạn có thể sử dụng nhiều cổng kết nối, kết hợp được với nhiều thiết bị rời như Loa kiểm âm, Tai nghe Monitor, Preamp, Mixer..... hỗ trợ tín hiệu in/out tối đa khi sử dụng. Với Focusrite 4i4 thì có thể kết nối 2 micro cùng lúc, có thêm cổng Midi cho các thiết bị Controller, nhạc cụ...
Hoặc kết hợp vừa Micro và nhạc cụ như Guitar, Piano, Trống....kết nối qua các cổng có trên Soundcard cùng lúc.
Trên Focusrite 4i4 có 2 cổng kết nối Micro XLR, 2 cổng Midi, 4 cổng out Stereo, cổng Headphone, có nhiều sự lựa chọn để kết hợp thiết bị rời. 
Sử dụng được cho phòng thu đòi hỏi sự chuyên nghiệp, khi dùng với Soundcard, kết hợp nhiều thiết bị sẽ cho ra nhiều Track riêng biệt trên phầm mềm, hỗ trợ cho mixing, sáng tác âm nhạc.
Dù kết hợp nhiều thiết bị, nhưng tín hiệu xử lý của soundcard luôn đảm bảo hoàn hảo, đạt tối đa chất lượng âm thanh 24bit, tần số 192kHz. Tính năng khuếch đại âm thanh và tính năng AIR có trên soundcard, giúp âm thanh sạch sẽ, yên tĩnh và tập trung tất cả vào vocal.
Ngoài kết hợp với Soundcard, khi sử dụng Micro XLR bạn có thể dùng với Mixer, Preamp hay thiết bị cầm tay ghi âm có nguồn hỗ trợ,.....

👎NHƯỢC ĐIỂM:
- Giá thành cao
- Kết nối phức tạp, rườm rà.
- Cần tìm hiểu thêm nhiều kỹ năng mixing.




Trên đây là những thông tin cơ bản để bạn dễ phân biệt giữa hai loại micro, với các dòng thương hiệu khác nhau, tùy vào tầm giá cao thấp thì nhà sản xuất họ có những thiết kế, chất lượng, tính năng của sản phẩm sẽ khác nhau nhưng nhìn chung thì sự khác nhau rõ rệt nhất là cổng kết nối giữa hai loại USB và XLR. Bài viết giúp bạn lựa chọn sản phẩm phù hợp khi bắt đầu sử dụng mic thu âm, nếu cần tư vấn thêm về các sản phẩm thu âm, liên hệ ngay THÔNG AUDIO nhé.


Các bài viết khác

Icon-Zalo Call us Icon-Zalo Zalo Icon-Messager Messenger Icon-Shopee Shopee